không ai có thể chết vì một lời nói. Vì dù nó có thể xé nát tâm can mình thì nó cũng chỉ là một cơn gió thoảng, không phải đao gươm, không làm đổ máu. Rốt cuộc… tôi lại đứng lên, tiếp tục cuộc sống của mình.

*

Nhìn lại những khoảng đã qua…

Đang xem: Tâm can là gì, nghĩa của từ tâm can, bệnh tâm căn

Những bước ngoặc khiến cuộc đời mình thay đổi không phải là những lúc an vui và hạnh phúc. Chính là những lúc đau khổ chồng đau khổ.

Khi chưa có công phu, đau khổ chồng đau khổ là cái nhân đẩy tôi đi trên con đường hiện tại đầy hoa thơm, tương lai cũng đầy hoa thơm.

Khi đã có công phu, đau khổ chồng đau khổ là cái nhân đẩy tôi vượt thoát khỏi những ràng buộc tưởng chừng không thể thoát được, là cái nhân giúp tôi thăng hoa trên đường đạo, là cái nhân giúp tôi bình thản vững mạnh hơn với những sô bồ ở thế gian.

Mọi đau khổ đều bắt nguồn từ những lời nói rất ngắn ngủi.

Những lời nói thẳng thắn đến mức tưởng chừng xé nát tâm can, đánh mình gục xuống…

Nhưng không ai có thể chết vì một lời nói. Vì dù nó có thể xé nát tâm can mình thì nó cũng chỉ là một cơn gió thoảng, không phải đao gươm, không làm đổ máu. Rốt cuộc… tôi lại đứng lên, tiếp tục cuộc sống của mình.

Có những con người, đau khổ khiến họ buông xuôi, nhưng cũng có những con người, đau khổ khiến họ phải tìm đường thoát khổ, để có thể tiếp tục dòng sống của mình.

Và tôi nhận ra rằng: Lời nói cứng ngắt gây đau khổ cho mình thì nó cũng chính là thứ mang lại hạnh phúc cho mình. Không phải chỉ đối với lời nói thô cứng là như vậy mà với tất cả pháp ở thế gian đều như vậy.

“Như vậy” là như vầy :

Pháp nếu được đặt ở vị trí trung đạo, nghĩa là pháp chỉ là pháp, không thêm cũng không bớt thì nó chỉ là nó. Nhưng một khi mình đã thấy mặt đau khổ do nó mang lại thì cũng có nghĩa nó đang tiềm ẩn khả năng mang lại hạnh phúc cho mình. Bởi cặp nhị biên phân biệt một khi đã xuất hiện thì phải xuất hiện đủ đôi. Đau khổ đi liền với hạnh phúc. Xấu đi liền với đẹp. Bạn chưa từng đau khổ thì sẽ không hiểu hạnh phúc là thế nào. Không có cái gì là xấu làm nền tảng để so sánh thì không thể nói cái này đẹp. Pháp duyên khởi là vậy. Lời nói cứng ngắt cũng là một pháp duyên khởi. Nó mang lại đau khổ cho mình thì cũng có nghĩa nó có khả năng mang lại hạnh phúc cho mình. Vấn đề là làm sao phát huy được cái duyên giúp nó hiển được mặt lợi ích, không phải là mặt đau khổ.

Duyên đó muốn phát huy, cần phải nói đến bản thân mình. Mình phải tự xoay chuyển bản thân mình để những lời nói cứng ngắt không phát huy được mặt đau khổ của nó, chỉ có thể phát huy mặt lợi ích của nó.

Thế gian này…

Một vài lúc, tôi nhận ra rằng: Hình như điều tôi nghe, tôi hiểu nó không chính xác với điều người ta nói và làm. Lời nói vô tâm nhưng qua lăng kính của mình nó thành có chủ ý. Mình là kẻ mất búa nên nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Những chủng tử ngủ ngầm trong tâm mình đầy dẫy, chỉ cần có chút nước rưới qua, lập tức nẩy mầm sinh sôi theo cách mà mình đã lưu giữ.

Xem thêm:

Khi tôi nói một điều gì đó, tôi nhận ra người đối diện bỗng tái mặt. Nghĩa là, lời nói của tôi đang đánh trúng vào tâm can của người, làm tổn thương đến người mà mình không hề biết, cũng không hề có chủ ý như thế.

Đã có lúc tôi muốn chỉ một mình, không phải vì ý tưởng cao cả độc hành độc bộ mà vì ngán thiên hạ, mình nói một thiên hạ hiểu hai. Mình nói đỡ cho họ không ngờ câu nói đó lại khiến họ mặc cảm, chạm tự ái. Mình nói ý khác, họi hiểu theo ý khác rồi truyền đi tùm lum. Còn mình, không phải mình cũng đang nghĩ về thiên hạ với bao điều không tốt? Có thật là họ không tốt hay là mình đang hiểu vấn đề qua lăng kính của mình? Mọi thứ đều có thể. Chắc phải tránh đời cho khỏe. Nhưng ở một mình thì được lợi ích gì và cũng đâu thể sống một mình khi công việc, ăn uống vẫn là diều mình chưa thể thiếu.

Mà nếu tiếp xúc thì …

Phải có cách để tồn tại mà không phiền não.

Nếu cứ để tâm theo từng lời nói của thiên hạ thì mình sẽ như con thiêu thân lao vào ánh đèn. Chỉ mình là chết. Mình sẽ quay quần trong cái đám ngôn từ chết tiệt đó với cái tâm chất đầy phiền não và đau khổ. Chỉ còn cách, đừng quan tâm đến lời nói của người. Việc đó có mấy điều lợi :

. Không quan tâm lời nói của người, không chấp nhất vào lời nói của người thì theo luật nhân quả, nếu mình có nhỡ phát ngôn bừa bãi khiến người không vui thì mình cũng được tha thứ bỏ qua. Lời nói của mình bị găm, là vì mình có tâm chấp nhất lời nói của người. Mình chấp nhất lời nói của người thì tương lai, lời nói của mình cũng sẽ bị chấp nhất. Trong khi việc phát ngôn (nhất là phát ngôn bừa bãi) làm sao tránh khỏi, khi cái gốc vô minh chưa thể nhổ sạch. Dù không phát ngôn bừa bãi mà vì cái duyên hay chấp nhất của mình thì qua cái duyên của thiên hạ, phát ngôn đó cũng trở thành bừa bãi. Nhân quả hai chiều đáng sợ như thế, thành ra dù muốn dù không thì thông cảm và buông xã vẫn là thượng sách. Thông cảm để được thông cảm. Tha thứ để được tha thứ…

. Không quan tâm lời nói của người thì không có gì đọng ở trong tâm. Cái trạng thái đó khỏe vô cùng, bình yên vô cùng, không bực bội ai, không phiền não ai, không có gì để phải xa lìa hay chối bỏ. Chỉ có tình thương còn đó.

Tất cả đều là nạn nhân của vô mình. Mình cũng là nạn nhân của nó. Người cũng là nạn nhân của nó. Vì thế, cần thông cảm mà sống cho đời yên vui, cho Phật mĩm cười, cho mình khỏe khỏe.

Không quan tâm lời nói của người nhưng phải chú ý lời nói của mình.

Bởi “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đương nhiên kẻ học đạo làm việc đó không phải để lừa lọc thiên hạ, không phải để vừa lòng thiên hạ hay để thấy mình cao cả dễ thương. Chỉ là vì để người vui, để việc lợi ích được thành tựu mỹ mãn. Người vui thì mình cũng vui. Việc thành thì lợi ích mới thành.

Ái ngữ cũng là một trong Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-tát. Hành Bồ-tát đạo không thể thiếu việc này. Ái ngữ còn là kết quả của tâm thương yêu…

Khi thương yêu, tôi thấy lời nói của mình nhẹ như khói lam chiều, ấm như nắng mùa xuân, ngọt như mía đem lùi.

Khi bực bội, tôi thấy giọng mình sẵn, gắt.

Khi bất an, tôi thấy giọng mình rối ren, ngắt khoảng.

Khi buồn bã, tôi thấy giọng mình trầm xuống.

Khi vui vẽ, tôi thấy giọng mình vút cao …

Khi tâm bình lặng, ứng duyên có đủ mọi dạng, nhưng không lưu giữ thứ nào, mà thứ nào cũng có diệu dụng của nó.

Nhân quả xoay vần. Mình có ái ngữ với người thì mình mới nhận được ái ngữ của người.

Cho nên ái ngữ là hạnh của Bồ-tát, là hạnh của những kẻ đang học theo hạnh Bồ-tát. Đó là lý do vì sao phải dùng ái ngữ đối với người khác, không phải bắt người khác dùng ái ngữ với mình. Mình phải chuyển thô ngữ thành ái ngữ bằng cách dùng ái ngữ với người.

Khi mình dùng ái ngữ với người, mình sẽ được quả báo nhận lại những lời nhẹ nhàng, thô ngữ sẽ thành ái ngữ, sẽ thành diệu dụng qua nghiệp thức của mình.

Thiền sư Từ Minh, Phần Dương v.v… không bao giờ dùng ái ngữ với học trò của mình. Bởi học trò của chư vị toàn là bậc thượng căn. Thượng căn thì phải tự mình dùng tâm mà chuyển cảnh không phải nhờ vào cảnh mà an tâm.

Hành giả tu thiền muốn phá tâm phân biệt, muốn phá tiêu ngã chấp của mình, không gì hay bằng phải nghe hoài những lời chửi mắng mà chịu đựng được.

Có những việc dù công phu miệt mài cũng thấy không có ngày ra khỏi, vì tập khí sâu dày, vì nhân duyên sâu nặng… Vậy mà chỉ với một lời nói nặng, nặng đến nỗi phá nát tâm can của mình, mình gục xuống như cái bong bóng bị xì hơi… lại chính là cái duyên phá luôn cái tâm chấp thủ của mình, phá luôn cái tâm luyến tiếc muốn lưu giữ của mình. Phá hết…

Sạch sẽ rồi mới thấy “lưu giữ” là ngu, là nặng nề, là điên đảo. Hóa ra, lời nói nặng cũng có mặt lợi ích của nó.

A ha nếu không có phần thô ngữ đó thì làm sao có thể thoát khỏi những phút điên đảo, bước vào những khoảng rộng mở thênh thang, để nhận ra rằng thế giới rộng lớn vô cùng, vì sao cột tâm vào những chỗ nhỏ hẹp?

Một khi đã nhận thấy thô ngữ mang lại lợi ích cho mình thì nhất định không còn tâm giận tức hay buồn phiền người. Chỉ có tâm biết ơn.

Xem thêm: Tao Nhã Là Gì – Tao Nhã Nghĩa Là Gì

Hoàn cảnh thuận lợi dễ dàng chưa thể biết năng lực của mình tới đâu. Dồn mình vào ngõ hẹp mới thấy công phu khả dụng của mình thế nào. Hoàn cảnh khó khăn mà mình vững mạnh được chính là cái duyên để người thán phục, để người thêm lớn niềm tin. Cho nên, thô ngữ, nếu chịu nghe và nghe được thi chỗ nào cũng sống được, chỗ nào cũng có thể hành Bồ-tát đạo.

Nói tóm lại, lời thẳng thắng hay thô ngữ có mặt xấu mà cũng có mặt lợi. Vấn đề là nó phải được dùng đúng duyên. Dùng đúng duyên thì lợi mình lợi người. Dùng không đúng duyên thì hại người hại mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *