*

*

*

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Spondylosis là gì, thông tin y học cộng Đồng

Cỡ chữ: Font size:

*
*
*

*

Gai cột sống xưa nay vẫn được coi là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Các mỏm gai thường gây ra đau nhức, ê buốt,… Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, có nhiều triệu chứng điển hình, nếu không có cách chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.

Gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống có danh pháp khoa học là Spondylosis. Theo định nghĩa nguyên bản: “Spondylosis is the degeneration of the vertebral column from any cause. In the more narrow sense it refers to spinal osteoarthritis, the age-related wear and tear of the spinal column, which is the most common cause of spondylosis”.

*

 

Gai cột sống là một bệnh lý về xương khớp phổ biến, bệnh xảy ra khi có những phần xương mọc thêm ở phía ngoài và hai bên của cột sống (gọi là gai xương). Các mỏm gai xương này tập trung ở trên thân đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp.

Gai xương hình thành sẽ cản trở sự cử động của xương, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn. Gai cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống trên cơ thể. Thông thường, khu vực cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí hay bị mắc gai xương nhiều nhất.

Gai cột sống có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?

Gai cột sống nếu để kéo dài sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Giải đáp về vấn đề “gai cột sống có chữa được không” các chuyên gia cho biết: “Gai đốt sống không thể chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nếu người bệnh điều trị đúng cách, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm 85-90%”.

*

 

Phân loại gai cột sống

Y học phân loại bệnh dựa vào các vị trí cột sống bị mọc gai. Cụ thể, hai vị trí gai cột sống thường gặp nhiều nhất:

Gai đốt sống cổ: Gai xương mọc ra ở vùng đốt sống cổ.

Gai đốt sống thắt lưng: Trọng lượng cơ thể gây ra áp lực rất lớn lên vùng cột sống thắt lưng. Do vậy, nguy cơ đốt sống thắt lưng bị tổn thương và gai xương hình thành là rất cao.

Chẩn đoán bệnh gai cột sống

Để chẩn đoán gai cột sống, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành:

Chụp X-Quang: Đây là phương pháp chẩn đoán thông dụng nhất. Dựa vào hình ảnh chụp X-Quang có thể biết được vị trí gai xương, mức độ gai xương ảnh hưởng đến vùng xương khớp và sự biến đổi khớp. Thông thường, khi bị gai cột sống, kết quả chụp X-Quang sẽ cho thấy chiều cao đĩa đệm giảm, xuất hiện các mỏm gai trắng và xơ cứng.

Xét nghiệm điện học: Mục đích của xét nghiệm điện học là xác định cụ thể về mức độ chấn thương dây thần kinh cột sống do gai cột sống gây nên. Để làm được điều đó, các tín hiệu sẽ được gửi về thần kinh não hay các cơ liên quan như chân, tay,…

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Các mỏm gai xương mọc ra có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Do vậy, chụp MRI là để các định chính xác xem đĩa sụn có tổn thương không và các dây thần kinh cột sống có bị gai xương chèn ép không.

Chụp CT scan: Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống này nhằm xác định xem cấu trúc xương sống đã thay đổi như thế nào và mức độ chèn ép dây thần kinh ra sao thông qua các hình ảnh chi tiết.

Dấu hiệu và triệu chứng gai cột sống

Những người bị gai cột sống thường có các dấu hiệu triệu chứng nhận biết sau:

Đau nhức, tê cứng cột sống

Tê cứng cổ, cổ khó cử động, khó ngửa hay xoay phải, xoay trái. Đau kéo lên đầu, gây ra đau đầu, nặng đầu. Đau do gai cột sống thường kéo xuống cánh tay, bàn tay làm hạn chế vận động,  tê bì tay và đau thần kinh tọa. Vùng thắt lưng bị co cứng, tê mỏi thắt lưng. Dần dần những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất hiện. 

Cơ thể mất cân bằng

Tình trạng do những cơn đau nhức khiến người bệnh lười vận động, đi lại, khí huyết lưu thông kém. Gai cột sống cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Vì vậy, nên có lúc người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, mất cân bằng cơ thể.

Rối loạn thần kinh thực vật

Dây thần kinh thực vật bị các mỏm gai xương tác động lên gây nên rối loạn phản xạ, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp,…

Mất cảm giác chi dưới

Gai cột sống lâu ngày sẽ tác động đến rễ thần kinh, đồng thời, người bệnh ít di chuyển khiến các cơ bắp yếu dần, tuần hoàn máu kém. Do đó mà các vùng cổ, lưng hông, chân, tay tê bì, dần mất cảm giác.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Vía Là Gì ? Từ Đâu Mà Có Trộm Vía? Cách Hoá Giải

Các triệu chứng khác

Buồn nôn, bị đau lưng, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân,…

Nguyên nhân gai cột sống

Theo các công trình nghiên cứu của y học hiện đại, dựa trên nền tảng kiến thức của y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra gai cột sống hình thành do nhiều yếu tố. Trong đó, có các nguyên nhân chính sau:

Bệnh xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống khiến cho các tế bào bao xơ đĩa đệm bị mất nước, vỡ và xẹp đi. Gai cột sống xảy ra do đĩa đệm không bảo vệ được khớp xương nữa khiến cho khớp xương bị ma sát và bào mòn. Khi đó, tế bào xương bị kích thích, mỏm xương thừa nhô ra và hình thành gai xương.

Do chấn thương

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn thể thao,… tạo ra va chạm, cọ xát và gây áp lực trực tiếp lên xương khớp cột sống. Lúc này, cơ thể sẽ tự tu bổ, hình thành gai xương thừa.

Do lắng đọng canxi

Đây là một trong những nguyên nhân điển hình sinh ra gai cột sống. Trong trường hợp này, sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, dây chằng ở giữa đốt sống bị chùng dãn. Do vậy mà cơ thể phải phản ứng, dây chằng phải dày lên để giữ vững cho cột sống. Chính vì thế mà canxi sẽ tích tụ lâu ngày ở đó, tạo nên gai xương.

Nguyên nhân khác

Béo phì, di truyền, làm việc sai tư thế trong một thời gian dài,…

Cách phòng tránh bệnh gai cột sống

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cách phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất. Cụ thể:

Người bị gai cột sống nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Nên chọn các bài tập có tác động tốt lên vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng như: bài tập chân ép sát ngực, bài tập đạp xe không trọng lượng, gập người, đứng thẳng vặn lưng,…

Ngồi học tập và làm việc đúng tư thế: Bệnh nhân gai cột sống nên ngồi thẳng lưng, không đua cổ về phía trước khiến cho các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và chịu nhiều áp lực của đầu dễ gây ra thoái hóa. Nhìn màn hình vừa tầm mắt, không ngước quá cao.

Nhiều người trước và trong khi bị gai cột sống thường có thói quen kê gối sau lưng hoặc dùng gối chống đỡ phần cổ để nằm đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở trên giường. Thực tế, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ vì nó khiến cho các khớp cổ nằm sai vị trí sinh lý.

Để phòng ngừa gai cột sống hiệu quả, mọi người nên tránh các tư thế không tốt cho cột sống như đứng, ngồi khom lưng, mang vác nặng trong thời gian dài,…

Thoát khỏi gai cột sống nhờ bài thuốc An Cốt Nam 

Gai cột sống là căn bệnh có tính quy luật, khả năng tái phát cao nếu cơ chế điều trị không tuân thủ theo định luật “Điều trị và bảo tồn hiệu quả”. Chính vì vậy, để có thể điều trị được gai cột sống dứt điểm và dự phòng khả năng tái phát cần 1 bài thuốc toàn diện. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thuốc An Cốt Nam của nhà thuốc Tâm Minh Đường (cơ sở sài gòn là Nhà thuốc An Dược).

*

 

An Cốt Nam là thành quả nghiên cứu nhiều năm của các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Không thể phủ nhận, việc ra đời của bài thuốc này đã giúp hàng nghìn bệnh nhân xương khớp nói chung và gai xương nói riêng có cơ hội được sống khỏe mạnh. An Cốt Nam điều trị gai đốt sống theo cơ chế: Đẩy lùi triệu chứng – Phục hồi tổn thương cột sống – Ngăn ngừa tái phát.

Bài thuốc còn có lợi thế đặc trưng với phác đồ “KIỀNG 3 CHÂN” giúp chữa bệnh đa chiều với các yếu tố đặc trị bệnh từ trong ra ngoài. Cụ thể An Cốt Nam là bài thuốc gồm: Thuốc uống, Cao dán, Bài tập trị liệu và vật lý trị liệu miễn phí,… tổng hòa tạo nên chiếc kiềng vững trãi đẩy lùi gai cột sống. Trong đó:

Thuốc uống: Thuốc uống An Cốt Nam chiếm giữ tới 90% hiệu quả điều trị bệnh. Bài thuốc được bào chế dựa trên hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên Tý thang. 

Cao dán: Chiết xuất từ Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi… Người bệnh dán cao dán trực tiếp lên khu vực bị tổn thương sẽ thấy các cơn đau được thuyên giảm một cách rõ rệt. Không chỉ vậy, bạn còn cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt: Vật lý trị liệu bao gồm các bước như xông ngải, giác hơi, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, xoa bóp và áp lực hơi. Bên cạnh đó, nhà thuốc còn gửi tặng bệnh nhân 1 đĩa VCD bao gồm các bài tập cơ bản để tập luyện tại nhà.

*

 

Không đơn giản là một bài thuốc, An Cốt Nam là một phác đồ “kiềng 3 chân”. Phác đồ này từng được Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Quân đội 108 – THS.BS Hoàng Khánh Toàn giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2. Dựa trên kết quả tích cực của các bệnh nhân sau quá trình điều trị An Cốt Nam, ông nhận định việc kết hợp 3 liệu pháp như An Cốt Nam rất hiệu quả. Đây là hướng đi tiên phong của nền YHCT. Xem đầy đủ đánh giá của BS Toàn trong video ngắn dưới đây:

 Liệu trình điều trị gai cột sống của An Cốt Nam

Sau 3 ngày sử dụng: Giảm hẳn các triệu chứng đau nhức vùng cổ, kinh lạc được đả thông.

Sau 5 – 7 ngày, thuốc có tác dụng thẩm thấu vào xương bào mòn các mỏm gai đốt sống cổ, ức chế sự hình thành gai xương.

Xem thêm: Chỉ Số Ping Là Gì ? Cách Kiểm Tra Tốc Độ Ping Và Ý Nghĩa Của Các Thông Số

Kết thúc liệu trình 10 ngày, An Cốt Nam mang dưỡng chất đi vào nuôi dưỡng các cơ xương, củng cố xương chắc khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *