Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới sóng điện thoại, sóng vô tuyến, sóng radio… trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn có biết sóng radio là gì? Và chúng có ứng dụng gì trong cuộc sống hay không?

Sóng radio là gì?

Sóng radio hay còn được gọi là sóng điện từ, sóng vô tuyến là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng radio có tần số nằm trong khoảng từ 3 kHz tới 300 MHz, tức là bước sóng kéo dài trong khoảng từ 1mm cho đến 100km.

Đang xem: Cách phân biết sóng radio là gì, có những loại sóng radio nào? chia sẻ Ở Đây

Cũng giống như các sóng điện từ khác, sóng radio truyền với vận tốc ánh sáng. Trong tự nhiên thì loại sóng vô tuyến này thường được tạo ra trong các hiện tượng sấm sét và chúng có vận tốc lớn hơn cả vận tốc ánh sáng.

*

Sóng radio là gì?

Sóng radio có các dạng nào

Rất nhiều người lầm tưởng sóng radio là sóng ngắn nhưng thực tế sóng radio không chỉ có dạng sóng ngắn mà chúng tồn tại ở bốn dạng sóng vô tuyến điện, đó là:

Sóng cực ngắnSóng ngắnSóng trungSóng dài

Sóng dài là gì?

Trong vô tuyến, sóng dài (LF) để chỉ những phần phổ vô tuyến có bước sóng tương đối dài. Dạng sóng radio này có bước sóng trên 1000m. Thực tế thì sóng vô tuyến dài không có định nghĩa chính xác và tùy thuộc vào mỗi vùng trên thế giới nó sẽ được hiểu theo cách khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ thì quy định về bước sóng radio dài sẽ khác với khu vực châu Á, châu Âu.

Sóng dài có năng lượng thấp nên bị các vật trên mặt đát hấp thụ mạnh nhưng chúng lại không bị ảnh hưởng bởi nước, vì thế sóng dài thường được dùng trong các thông tin liên lạc dưới nước.

Sóng trung là gì?

Sóng trung (MF – Medium wave) là dạng sóng vô tuyến có bước sóng trung bình, thường dao động trong khoảng 100 – 1000m. Sóng radio dạng trung này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp chế tạo các thiết bị điện tử, linh kiện và cả trong các thiết bị âm thanh.

Sóng trung lan truyền theo độ cong của mặt đất và chịu tác động khúc xạ từ tầng điện ly vào ban đêm. Hiệu quả của tín hiệu sóng trung phần lớn phụ thuộc vào độ dẫn điện của mặt đất và khi chúng lan truyền tốt thì độ dẫn điện cũng sẽ lớn hơn.

Sóng ngắn là gì?

Sóng ngắn (HF) là những sóng vô tuyến có bước sóng từ 10 – 100m. Dạng sóng radio này có năng lượng lớn, bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất. Chính vì vậy sóng ngắn thường được sử dụng trong hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất.

*

Sóng ngắn là gì?

Sóng cực ngắn là gì?

Sóng cực ngắn (VHF) là dạng sóng có bước sóng rất nhỏ chỉ từ 1m đến 10m. Tuy vậy loại sóng vô tuyến này lại mang trong mình một năng lược cực lớn. Cụ thể, nó không bị tầng điện li hấp thụ mà có thể xuyên qua để đi vào vũ trụ. Đây là một loại sóng radio quan trọng để con người nghiên cứu, chế tạo các hệ thống thông tin liên lạc vũ trụ, thăm dò vũ trụ bao la ngoài kia.

Như vậy sóng radio không chỉ có loại bước sóng ngắn mà chúng còn có 3 loại khác nữa và mỗi loại sóng radio đều có tác dụng riêng. Vậy ứng dụng của các loại sóng vô tuyến, sóng radio là gì?

Ứng dụng của các loại sóng vô tuyến trong đời sống

Với khả năng truyền tín hiệu từ nơi này tới nơi khác một cách rất nhanh chóng, sóng radio được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

1. Sóng radio ứng dụng trong các thiết bị điện tử – âm thanh

Nếu như ngày xưa các thiết bị điện tử, âm thanh đều được kết nối với nhau thông qua hệ thống dây nối thì hiện nay chúng đã phát triển sang một tầm cao khác. Những thiết bị không dây như loa Bluetooth, micro không dây,… ngày càng phổ biến hơn vì chúng thực sự những đem lại lợi ích to lớn cho con người. Không cần mất thời gian sắp xếp, đi dây hay gây mất thẩm mỹ nữa, những thiết bị không dây này sẽ giải quyết được hết.

Xem thêm: Tại Sao Cần Lắp Đặt Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền ( Spd Là Gì

Ví dụ những sản phẩm micro không dây hiện nay có khả năng truyền tín hiệu với phạm vi hơn 100m là nhờ áp dụng được sóng radio vào để chế tạo. Tùy từng thiết bị âm thanh cụ thể mà các sóng vô tuyến với tần số khác nhau được ứng dụng vào.

*

Sóng radio ứng dụng trong các thiết bị điện tử – âm thanh

2. Sóng radio trong truyền tải thông tin và tín hiệu

Đặc tính của sóng radio là có dải tần số rất rộng, kéo dài từ 3kHz – 300MHz vì thế mà khả năng truyền tải thông tin, tín hiệu của chúng rất dễ dàng từ môi trường dưới nước hay trên mặt đất.

Các sóng dài có dải tần từ 30kHz-300kHz sẽ phản xạ tốt hơn trong tầng điện li, tuy nhiên khi phản xạ nhiều lần, sóng dài dễ bị tầng điện li hấp thụ mạnh vì thế mà cần công suất truyền tải lớn. Sóng vô tuyến có bước sóng dài thường không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng giao thoa, khả năng truyền cũng ổn định nên thường được dùng trong hệ thống thông tin liên lạc giữa các thành phố với nhau hay các vùng dân cư rộng lớn.Sóng trung có dải tần từ 300kHz-3.000kHz nên có khá nhiều nét tương đồng với sóng dài. Nhưng chúng được ứng dụng rộng rãi hơn do không đòi hỏi công suất truyền tải lớn như sóng dài.Sóng ngắn được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử thông minh hiện nay. Ví dụ như cục wifi, điện thoại thông minh, máy tính, bộ đàm liên lạc,…đều là những thiết bị quen thuộc với mọi người hiện nay và chúng sử dụng sóng radio có bước sóng ngắn.Sóng vô tuyến có bước sóng cực ngắn cũng được ứng dụng nhiều trong các thiết bị truyền tải tín hiệu, âm thanh nhưng chủ yếu dành cho các thiết bị cách xa mặt đất như các thiết bị thông tin liên lạc vũ trụ, phát thanh FM, truyền hình.

3. Sóng radio ứng dụng trong công nghệ kết nối không dây Wifi

Wifi hiện đang là một trong những thiết bị không thể thiếu và được rất nhiều người sử dụng. Nhưng bạn có biết sóng wifi chính là một dạng sóng radio có cường độ thấp. Chúng khá giống với các sóng điện từ radio có trong các lò vi sóng nhưng có cường độ chỉ bằng 1/100.000. Vì thế mà khả năng bao phủ trong không gian của sóng radio wifi thấp, nếu sử dụng trong không gian rộng thì cần lắp thêm củ để đảm bảo chất lượng của sóng.

Có thể nói sóng radio vô tuyến được ứng dụng trong công nghệ kết nối không dây là một phát minh vĩ đại của loài người.

*

Sóng radio ứng dụng trong công nghệ kết nối không dây Wifi

4. Sóng radio ứng dụng trong lĩnh vực y học

Có thể chúng ta chưa tìm hiểu và đến bây giờ mới biết sóng radio là gì, nhưng chúng đã có những ứng dụng rất thực tế ngay cả trong khám chữa bệnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị giúp người bị bệnh hen dễ thở hơn bằng các đường sóng radio. Cao cấp hơn là những thiết bị dùng sóng radio để đốt nóng và làm mềm các khối cơ bị u, sơ.

Ngoài ra sóng vô tuyến radio còn hỗ trợ điều trị amidan rất tốt khi có khả năng hỗ trợ phẫu thuật nhanh gọn, hạn chế những tổn thương hay ứng dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim.

5. Sóng radio ứng dụng trong dò tìm bằng radar

Không chỉ giúp truyền, phát tín hiệu, sóng radio còn có tác dụng dò tìm các vật dụng như máy bay, tàu ngầm. Các sóng ngắn radio sẽ phản hồi từ đất hoặc đá, vật thể để giúp dò tìm.

Xem thêm: Thiên Kiến Là Gì ? Nghĩa Của Từ Thiên Kiến Trong Tiếng Việt Phân Biệt: Thiên Kiến, Định Kiến Và Thành Kiến

Vậy ngoài những ứng dụng kể trên thì sóng vô tuyến còn có những ứng dụng gì khác? Thực tế, sóng radio còn có rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống, nhưng với khuôn khổ bài viết này thì không thể kể hết được.

*

Ứng dụng của sóng radio

Trên đây là bài viết chia sẻ những kiến thức về sóng radio. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu sóng radio là gì, có các loại sóng radio nào cũng như ứng dụng của sóng vô tuyến (radio) trong cuộc sống. Hẹn gặp bạn vào những bài chia sẻ sau nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *