Năm 1962, Trịnh Công Sơn từ Huế vào Quy Nhơn học sư phạm. Ngô Quang Cảnh, bạn đồng môn của Trịnh Công Sơn, kể rằng, hồi đó ông trẻ lắm (19 tuổi) còn anh Sơn 23 tuổi. Những lúc nhớ nhà, Cảnh thường về Huế, còn Sơn ở lại với những đêm dài trầm tư trên bãi biển Quy Nhơn. Khi ấy, Tôn Nữ Bích Khê, cô sinh viên quê Nha Trang, là bạn học cùng lớp với Sơn. Dáng người nàng nhỏ nhắn, da ngăm, có thói quen búi tóc ngược ra sau, đi guốc cao gót. Bích Khê không đẹp nhưng có duyên, quyến rũ và hát hay, khiến Sơn thao thức hàng đêm. Những lần Trịnh Công Sơn không về Huế, họa sĩ Đinh Cường, bạn thân của ông, thường vào Quy Nhơn thăm. Đêm nào Sơn cũng rủ Bích Khê và Đinh Cường ra biển ngồi hóng mát đến khuya. Đinh Cường kể, Bích Khê thường đem cà-phê đến, rồi cùng Sơn ngồi uống với nhau dưới những mái quán thấp, lợp bằng lá kè (giống như lá cọ) ở ven biển. Ca khúc “Biển nhớ” có lẽ lấy cảm hứng từ những đêm họ ngồi với nhau trên bãi biển, Sơn nhìn xa xăm vào muôn vàn đợt sóng biển lấp lánh, âu lo một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát…Bạn đang xem: Sơn khê là gì

*

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Đang xem: Sơn khê là gì sơn khê_từ Điển trực tuyến / online dictionary

Để ổn định sinh hoạt, Trịnh Công Sơn cùng vài người bạn thuê chung một phòng trọ ở số 70 – đường Gia Long (đường Trần Hưng Đạo ngày nay). Những hôm trời nóng, anh em lên hiên lầu, đàn hát mãi đến khuya. Thời gian này, Trịnh Công Sơn sáng tác rất khỏe. Nhiều khi, ngồi uống rượu, hút thuốc bên bờ biển, anh dùng que diêm chấm mực kẻ khuông nhạc trên mặt trong bao thuốc lá Bastos xanh và viết nhạc. Viết xong bài nào anh đưa cho các bạn trong Ban văn nghệ của trường xướng âm hát ngay. Bởi thế, nhiều bản nhạc được sáng tác thời bấy giờ, không thấy xuất bản nhưng các bạn của Trịnh Công Sơn đều thuộc.

Hè năm 1963, Bích Khê về lại Nha Trang. Đêm trước ngày tiễn nàng, Trịnh Công Sơn rất buồn. Ngồi trên bờ biển Quy Nhơn, nhìn về hướng Nha Trang, ông xúc động viết:

“Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về,

gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ,

sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ…”.

Lúc đó, đường phố Quy Nhơn chưa có ánh điện nê-ông nên ánh đèn vàng đã đi vào ca từ của bản nhạc:

“…Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng.

Xem thêm:

Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn…”

Thời gian sau, Trịnh Công Sơn dọn về ở trọ tại phố Cường Để (Trần Phú), con đường có nhiều cây xanh, tán lá xòe rộng rợp mát quanh năm, nơi những người bạn của ông thường ngồi nhìn ra sân bay Quy Nhơn. Ngày ấy, căn nhà thường rộn tiếng cười của các thành viên trong ban văn nghệ của trường. Những lần gặp mặt đó, Bích Khê thường lấy những điếu Rugby thơm ngát từ ngăn kéo đưa cho Sơn hút, rồi cùng nhau chơi mạt chược. Sau này, khi ca khúc “Biển nhớ” xuất bản, bạn bè hay hát ghẹo Sơn:

“Ngày mai Khê đi,

biển nhớ tên Khê gọi về …”

Khi in ấn, có lẽ nhà xuất bản không viết hoa hai chữ Sơn Khê bởi lẽ họ nghĩ, sơn (núi), khê (con suối nhỏ) là những danh từ chung. Thế nhưng, trong Sơn và Khê, những người trong cuộc, đó chính là hai danh từ riêng, cần phải được viết hoa để ghi nhận một tình yêu thánh thiện:

“…Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngỏ,

Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về,

triều sương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước Sơn Khê…”.

Mở đầu bản nhạc, Trịnh Công Sơn viết “ngày mai em đi”. Vậy mà hôm nay, Sơn và Khê vẫn còn ngồi với nhau ngắm biển như chưa hề có cuộc chia ly. Từng cơn sóng đang ào ạt xô bờ cát trắng như muốn xóa đi những kỷ niệm tại ngôi trường này. Sơn chợt nhận ra rằng, đời sống chỉ là vô thường, những cuộc tình rồi cũng tan theo ngày tháng, không có gì là mãi mãi. “Biển nhớ” như một dự cảm, lời tự sự của một người con trai tràn đầy những con sóng yêu đương nhưng bao giờ cũng khắc khoải một nỗi buồn chia xa:

“…Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn,

gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang…”

Những ca từ trong “Biển nhớ” cứ mênh mang, sâu lắng và da diết, khiến ta thật sự rung động:

“…Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rủ buồn.

đèn phố nghe mưa tủi hờn, nghe ngoài trời giăng mây tuôn…”

Một lần ở xứ B'lao (Lâm Đồng), có người hỏi Trịnh Công Sơn về “cuộc tình Quy Nhơn”, ông hờ hững đáp: Bích Khê chỉ là bạn như những người bạn khác, chữ “sơn khê” chỉ là tình cờ. Cho dù Trịnh Công Sơn lảng tránh, không muốn đề cập đến điều ấy nhưng ca khúc “Biển nhớ” vẫn mãi là “vật chứng” cho mối tình thời trẻ của anh. Trịnh Công Sơn từng nói: “Quy Nhơn đối với tôi có quá nhiều kỷ niệm. Những kỷ niệm miên man về biển Quy Nhơn, Ghành Ráng và những tháp Chàm cổ kính rêu phong”. Ông nói, nắng Quy Nhơn lạ lắm, nắng vàng, rất vàng. Từ ngôi trường sư phạm nhìn xuống mặt biển lúc ban trưa, nắng vỡ vụn như hàng triệu triệu mảnh thủy tinh lấp lánh. Đó chính là nắng Quy Nhơn trong ca khúc “Nắng thủy tinh” (1963) của ông. Những ca khúc sau này như “Chiều một mình qua phố” (1963), “Vết lăn trầm” (1963), “Lời buồn thánh”, ca khúc được hát trên đài phát thanh Quy Nhơn (1964),… cũng được sáng tác trong giai đoạn nồng nàn và thăng hoa đó.

Xem thêm: Unit Testing Là Gì ? Khái Niệm Và Vai Trò Unit Test Là Gì

*

Năm 1970, Tôn Nữ Bích Khê lấy chồng, yên bề gia thất. Chồng nàng tên Chương, thợ sửa máy lạnh. Về sau, họ có cửa hàng mua bán và sửa chữa riêng trên đường Quang Trung (Nha Trang), có thông tin cho rằng, Bích Khê đã qua đời trước năm 1975. Và trong suốt cuộc đời của Trịnh Công Sơn, chúng ta thấy cuộc tình nào của ông rồi cũng “bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Bởi thế, nhiều năm sau này, ông thường tiếc nuối: “Tôi luôn thương nhớ tuổi trẻ, tuổi của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất”.

Hơn 50 năm trôi qua, mọi sự đều biến đổi theo thời gian nhưng phố biển Quy Nhơn vẫn còn đó, ngôi trường sư phạm vẫn nằm im lặng bên bờ biển trong những chiều lộng gió. Sơn Khê giờ quá xa xăm, chỉ còn lại những giai điệu cùng tiếng rì rào của những cơn sóng đêm vọng về từ muôn thuở:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *