Điêu khắc là một trong những loại hình nghệ thuật đã hình thành từ rất lâu. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tác phẩm điêu khắc mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia hay là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Vậy nghệ thuật điêu khắc là gì? Có những loại điêu khắc nào?

Nghệ thuật điêu khắc là gì?

Nghệ thuật điêu khắc là một nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian 3 chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.

Đang xem: Các khái niệm Điêu khắc là gì, 1 chất liệu, loại hình về Điêu khắc

Điêu khắc được hiểu một cách dễ hơn là nghệ nhân điêu khắc sẽ dùng dụng cụ cứng bằng kim loại như dao, đục,…tác động lên các chất liệu như đá, gỗ, xương, kim loại...để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật 3D hoàn chỉnh.

*

Các phương pháp tạo hình trong điêu khắc

Hình thức tạo nên một tác phẩm điêu khắc có thể là đục, đẽo, tạc, gọt bỏ phần thừa hoặc đắp thêm, hàn thêm những chi tiết cần thiết.

Tạc

Phương pháp tạc chủ yếu được tạo trên vật liệu là chất rắn, gỗ, đá,… Ở phương pháp này, người nghệ nhân sẽ dùng dụng cụ là đục, búa để loại bỏ các phần thừa trên vật liệu đó để tạo ra tác phẩm mong muốn.

Đúc

Đúc là phương pháp sử dụng các khuôn mẫu có sẵn để tạo ra hình dạng giống như khuôn đã chế tác. Chất liệu chủ yếu là các chất lỏng. Các nghệ nhân dùng chất lỏng hoặc nấu chảy chất lỏng, sau đó đổ vào khuôn và chờ chất lỏng đông đặc lại. Tiếp đến sẽ tháo lớp khuôn ra và thu được tác phẩm. Các chất liệu thường sử dụng như như đồng, thạch cao, xi măng, gang, nhựa, nhôm,..

Gò là phương phát dùng tác dụng nhiệt tác động trực tiếp lên tác phẩm để thay đổi hình dạng như mình mong muốn, các chất liệu gò là kim loại được cán mỏng.

Nặn

Đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Có thể dùng đất nặn để tạo các hình tượng khác để lắp ráp vào hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm hoặc có thể đúc thành khuôn.

Xem thêm: Top Down Là Gì ? Top Down Và Bottom Up Là Gì

Các chất liệu tạo hình điêu khắc

Đá: là chất liệu phổ biến cho nghệ thuật điêu khắc. 

Đồng: Đồng sau khi nấu chảy sẽ là nguyên liệu cho hình thức tạo hình đúc. 

Gỗ: Đây là chất liệu điêu khắc những tác phẩm để trong nhà, chúng ta có thể thấy nhiều bức tượng gỗ được điêu khắc rất đẹp. 

Gốm: Đây là chất liệu để tạo hình các tác phẩm điêu khắc bằng hình thức đúc hoặc tạc. 

Thạch cao: chúng ta thường thấy những bức tượng điêu khắc thạch cao rất đẹp. 

Xi măng, Cát

Composite: là vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay, đây là nhựa tổng hợp, là hỗn hợp của bột đá, butano (axit), poly và sợi thủy tinh. 

Các xu hướng điêu khắc trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có 3 xu hướng điêu khắc là hiện thực, trừu tượng và biểu hiện.

Xu hướng hiện thực là mang những khoảnh khắc chân thực của đời sống hàng ngày vào tác phẩm. Khi mọi người thưởng thức điều nhìn ra giá trị sâu xa của tác phẩm. Các tác phẩm thuộc thể loại hiện thực có rất nhiều và vẫn luôn thịnh hành từ ngày xưa đến nay.

Xu hướng trừu tượng là các tác phẩm khó để nhìn ra được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, chỉ những người hiểu về tác phẩm, kết hợp, liên tưởng nhiều hình ảnh khác nhau mới có thể suy diễn ra ý nghĩa một tác phẩm trừu tượng. Thể loại này rất được yêu thích vì nó giống như một bài toán khó, nghệ nhân tạo ra tác phẩm là người có đáp án và mọi người còn lại phải giải bài toán đó.

Xu hướng biểu hiện là thể loại dùng cả hình ảnh và ngôn từ kết hợp trong tác phẩm. Thực sự những tác phẩm thể loại này rất khó để hoàn thiện, đòi hỏi người nghệ nhân phải thật tỉ mỉ và điêu luyện.

*

Các thể loại của điêu khắc

Tượng

Là hình thức biểu diễn khối 3 chiều trong không gian. Gồm có tượng tròn và tượng đài.

Tượng tròn: là các tác phẩm điêu khắc được các nghệ nhân thực hiện dưới dạng chân dung, toàn thân, tượng vườn, bản thân, tượng trang trí. Tượng tròn là dạng tượng mà người ta có thể đi vòng xung quanh để xem

Tượng đài: là các tượng mang giá trị, ý nghĩa lịch sử thường các tác phẩm rất đồ sộ chiếm không gian lớn. Để có được các tác phẩm tượng đài nghệ thuật. Các nghệ nhân sẽ phải sử dụng các chất liệu sáng tác bền vững. Vì đa số tượng đài đều được đặt ở môi trường ngoài trời. 

Phù điêu

Hay còn gọi là chạm nổi, đắp nổi, chìm, lộng, cao, thấp. Là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm. Phù điêu là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó. 

Nghệ thuật điêu khắc tại Việt Nam

Ở Việt Nam, điêu khắc xuất hiện từ rất lâu, trong các nền văn hoá khảo cổ như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở miền Bắc; Sa Huỳnh ở miền Trung hay Óc Eo ở Nam Bộ. Các tác phẩm điêu khắc được phát hiện là những bức tượng cỡ rất nhỏ bằng đá, đất nung và đồng.

Xem thêm: Chăm SóC Cơ Thể Hương Nước Hoa White Musk Là Gì, White Musk L&#39Eau Body Mist Fragrance 100Ml

Điêu khắc Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ từ thời Trần, Lý, Đinh và thời kỳ nào cũng có những tác phẩm mang dấu ấn riêng và được chạm khắc trên các công trình Lăng tẩm, Cung điện,…lưu lại đến ngày nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *