Bạn có từng nghe tới chức vụ ‘chuyên viên phòng đào tạo’, ‘trưởng phòng đào tạo’? Họ là ai? Tại sao trong doanh nghiệp lại có những vị trí này? Họ có nhiệm vụ gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây do gocnhintangphat.com tổng hợp để tìm hiểu rõ hơn.

Đang xem: Vai trò của chuyên viên Đào tạo là gì, tất cả thông tin bạn cần biết!

Phòng đào tạo trong một doanh nghiệp

Phòng đào tạo là một bộ phận khá đặc biệt trong doanh nghiệp. Phòng đào tạo không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên phòng đào tạo chịu trách nhiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự, từ đó đẩy mạnh sự phát triển chung của doanh nghiệp. Phòng đào tạo là một phần của bộ phận nhân sự.

Để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực thực hiện vai trò đào tạo. Thay vì thuê ngoài, việc thành lập phòng đào tạo sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này sẽ phát sinh việc xuất hiện một số chức danh mới: chuyên viên phòng đào tạo, trưởng phòng đào tạo. Vậy họ là ai?

*

Chuyên viên phòng đào tạo

1. Chuyên viên phòng đào tạo là gì?

Chuyên viên phòng đào tạo là nhân lực thuộc phòng đào tạo, thực hiện công việc đào tạo theo hướng dẫn và chỉ đạo của trưởng phòng đào tạo. Chuyên viên phòng đào tạo thực hiện việc đào tạo nhân viên mới về hệ thống, các chính sách và các quy trình của doanh nghiệp; đào tạo nhân viên cũ về các thông tin mới nhằm đảm bảo năng suất lao động.

Vị trí chuyên viên phòng đào tạo thường xuất hiện trong các doanh nghiệp có quy mô lớn.

2. Vai trò của chuyên viên phòng đào tạo

Chuyên viên phòng đào tạo chịu trách nhiệm cung cấp đào tạo trong các lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Họ tập trung vào giảng dạy các kiến thức hoặc các kỹ năng cần có trong công việc.

Tổ chức đào tạo

Chuyên viên phòng đào tạo sẽ xác định nhu cầu đào tạo dựa trên việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu. Sau đó, dựa trên phân tích, kế hoạch của trưởng phòng đào tạo, họ sẽ tham gia xây dựng các chương trình thực tế để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Những công việc này bao gồm phát triển nội dung cho khóa tập huấn, các tài liệu đào tạo như bài thuyết trình, sổ tay hướng dẫn, tài liệu phát tay; đồng thời trợ giúp và hướng dẫn học viên sử dụng.

Chuyên viên phòng đào tạo cũng là người lên lịch chi tiết cho các chương trình đào tạo hàng năm cũng như chuẩn bị các chi tiết cho khóa học.

*

Theo dõi giám sát học viên và chương trình đào tạo

Vị trí này còn có nhiệm vụ tham gia tập huấn, theo dõi và giám sát học viên trong suốt khóa học và trong quá trình làm việc. Họ có thể giải quyết việc chi trả hoặc bất kỳ mong muốn gì của học viên. Họ cũng luôn cập nhật về hiệu quả của khóa học để đảm bảo những kỹ năng kiến thức mới được áp dụng trong công việc, và phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng tới chương trình.

Tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình đào tạo

Ngoài ra, chuyên viên phòng đào tạo cũng sẽ thảo luận với trưởng phòng đào tạo, quản lý bộ phận nhân sự và các vị trí có liên quan khác ý tưởng mới, phương pháp mới có thể được áp dụng vào các chương trình đào tạo trong tương lai.

Xem thêm: Đẽ Mặt Là Gì – Đẽ Mặt Nghĩa Là Gì

3. Yêu cầu đối với chuyên viên phòng đào tạo

Đối với vị trí chuyên viên phòng đào tạo, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số yêu cầu sau:

Có bằng đại học trong lĩnh vực đào tạo, nhân sự hoặc các lĩnh vực liên quanCó kinh nghiệm tổ chức thực hiện nhiều sự kiện khác nhau trong cùng khuôn khổ một chương trình.Có kiến thức về nguyên tắc đào tạoCó khả năng quản lý một chương trình đào tạoCó kiến thức về các phần mềm quản lý học tậpQuen thuộc với các phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đạiCó khả năng lập kế hoạch, ra quyết định và tổ chứcCó khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin cho nhiều đối tượng khác nhauThành thạo tin học văn phòng

*

Trưởng phòng đào tạo

1. Trưởng phòng đào tạo là gì?

Trưởng phòng đào tạo đứng đầu bộ phận đào tạo, quản lý các hoạt động đào tạo của doanh nghiệp. Trưởng phòng đạo tạo chịu trách nhiệm các vấn đề rộng hơn và bao quát hơn so với chuyên viên phòng đào tạo. Trưởng phòng đào tạo đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp có đầy đủ khả năng để thực hiện công việc hướng tới mục tiêu chung.

2. Vai trò của trưởng phòng đào tạo

Xây dựng chương trình đào tạo mới

Trưởng phòng đào tạo sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những chương trình đào tạo mới phù hợp với những nhu cầu về nghề nghiệp hiện tại và tương lai. Những chương trình đào tạo này sẽ được xây dựng dựa trên những phân tích chuyên sâu về nghề nghiệp và kết quả theo dõi đánh giá nhân sự do chuyên viên phòng đào tạo thực hiện.

Quản lý chung việc thực hiện chương trình đào tạo

Trưởng phòng đào tạo là người quản lý các chuyên viên phòng đào tạo trong việc thực hiện các chương trình đào tạo. Các công việc tổ chức sẽ bao gồm chuẩn bị hậu cần, trang thiết bị dùng cho tập huấn, và các bộ công cụ, tài liệu.

Trưởng phòng đào tạo có thể không phải là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này tuy nhiên sẽ là người chịu trách nhiệm cho hiệu quả tổ chức và thông qua các quyết định.

Các vấn đề phát sinh trong khâu tổ chức sẽ được chuyên viên phòng đào tạo báo cáo với trưởng phòng đào tạo.

*

Phát triển bộ công cụ theo dõi đánh giá

Bộ công cụ được dùng để theo dõi đánh giá hiệu quả của chương trình và đánh giá năng lực của nguồn nhân lực trước và sau tập huấn. Từ những kết quả thu được, trưởng phòng đào tạo sẽ đưa ra những thay đổi phù hợp.

Từ những ý kiến phản hồi của học viên về chương trình đào tạo, họ cũng sẽ tìm ra những vấn đề còn tồn tại về nội dung, về tổ chức để phát triển những khóa tập huấn tốt hơn trong tương lai.

Quản lý chi phí

Ngoài các vấn đề về chuyên môn kỹ thuật, các vấn đề về chi phí sẽ do trưởng phòng đào tạo quản lý. Họ phân tích và lên ngân sách, duyệt chi cũng như đảm bảo chi phí phát sinh là tối thiểu.

Xem thêm: Khái Niệm Y Đức Là Gì Khác Nhau Giữa Y Đức Và Các Quy Định Trong Nghề Y Khoa

Tuyển dụng nhân sự

Trưởng phòng đào tạo còn có nhiệm vụ tham gia tuyển dụng nhân sự cho bộ phận đào tạo, hoặc tìm kiếm những tập huấn viên, người cố vấn bán thời gian phục vụ cho từng chương trình đào tạo. Họ là người hiểu rõ nhất nhu cầu về nhân sự của bộ phận.

3. Yêu cầu đối với trưởng phòng đào tạo

Yêu cầu đối với vị trí trưởng phòng đào tạo cũng sẽ khắt khe hơn so với vị trí chuyên viên phòng đào tạo:

Bằng đại học trong lĩnh vực giáo dục, nhân sự hoặc các lĩnh vực liên quanCó kinh nghiệm làm việc ở vị trí trưởng phòng đào tạo hoặc tương đươngCó kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thành công các chương trình đào tạoCó các kỹ năng lãnh đạo và tổ chức, truyền thôngQuen thuộc với các phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đạiCó khả năng thực hiện nhiều công việc trong cùng một khoảng thời gian một cách hiệu quảCó khả năng viết tốt (để thực hiện báo cáo và xây dựng tài liệu hướng dẫn)Có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng (bao gồm MS office)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *