(TBTCVN) – Để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, những năm qua, nhiều chính sách đã được ban hành và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

Đang xem: Chính sách tài chính là gì mà việt nam phải dùng Để chống corona?

*

Trong đó, chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường phát triển theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những thành quả từ cải cách chính sách tài chính đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Cải cách chính sách tài chính mạnh mẽ và toàn diện

Đối với mọi nền kinh tế, chính sách tài chính luôn đóng vai trò quan trọng và có vị trí đặc biệt trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tại Việt Nam, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính luôn được Nhà nước quan tâm và chú trọng. Trong thời gian qua, các chính sách tài chính đã được cải cách một cách mạnh mẽ và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực như thu – chi ngân sách nhà nước, đổi mới khu vực sự nghiệp công, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy đầu tư tư nhân, cải cách thị trường tài chính… và đạt được rất nhiều kết quả nổi bật.

Việc thực hiện các cải cách chính sách tài chính mạnh mẽ đó, trong 10 năm qua, đã góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, đồng thời chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện tích cực. Cả thời kỳ Chiến lược 2011 – 2020, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,9%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 343 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 3.521 USD năm 2020.

Đặc biệt, năm 2020 với biến cố bất ngờ là sự bùng phát đại dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng nề, nhưng bằng các biện pháp tài khóa đồng bộ, quyết liệt, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, đã giúp nền kinh tế cơ bản giữ được ổn định vĩ mô và đạt được mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới… Đây là nền tảng quan trọng để đất nước tiếp tục đạt được những thành tích, dấu ấn nổi bật khi bước vào thập niên phát triển tiếp theo.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chống Vắt Là Con Gì Sống Ở Đâu Cắn Có Nguy Hiểm Không

Đổi mới chính sách tài chính, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XIII đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, có mức thu nhập trung bình cao. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, trong giai đoạn 2021 – 2025 tới đây, chính sách tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Theo đó, về định hướng, chính sách tài chính cần quan tâm những vấn đề sau. Thứ nhất, giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm theo dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đây là 5 năm bản lề nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030. Do đó, các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tài chính cần bám sát các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 dự báo sẽ còn tiếp diễn phức tạp, kéo dài, khiến thế giới chưa thể thoát khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế và sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể hồi phục hoàn toàn. Những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu sẽ còn tác động mạnh đến nền kinh tế trong nước, trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa vẫn cần tiếp tục duy trì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, nhằm hỗ trợ thị trường trong nước, hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển. Chính sách tài chính cần đảm bảo linh hoạt, chủ động nhằm đảm bảo vừa duy trì, củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều hành chính sách tài chính chủ động đề ra các biện pháp đối phó trước những diễn biến xấu, khó khăn phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước. Chú trọng đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.

Xem thêm: Chân Thiện Mỹ Là Gì – Ý Nghĩa Cuộc Sống Là Chân

 

*

 

Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Điều đó đòi hỏi các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tài chính nói riêng cũng phải được điều chỉnh, cập nhật kịp thời để tránh bị lạc hậu so với đời sống xã hội. Chẳng hạn, các chính sách quản lý thu, quản lý chi ngân sách cần phải thích ứng với môi trường số hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Cần tăng cường cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng ứng dụng công nghệ – thông tin, tăng cường tích hợp, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương dựa trên nền tảng công nghệ số và dữ liệu lớn (big data). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đề ra những kế hoạch, chiến lược xây dựng nền kinh tế số nhằm thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa chính sách tài chính với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hiệu quả. Thực tế cho thấy sự phối hợp giữa hai chính sách còn gặp phải những thách thức về mức độ, thời điểm, cách thức và cơ chế vận hành nên hiệu quả của chính sách có nơi, có lúc còn chưa cao. Do đó, trong thời gian tới cần chủ động phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hai chính sách này ngay từ khâu hoạch định chính sách. Đồng thời, tăng cường vai trò chủ động, tích cực điều tiết vĩ mô nền kinh tế của các chính sách tài chính và công cụ tài chính. Chính sách tài chính phải gắn kết đồng bộ với các chính sách kinh tế để định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh. Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư, các trung gian tài chính, nhằm động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy xã hội hoá các dịch vụ sự nghiệp công…

Các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn 2011 – 2020 đều đạt kết quả tích cực

Đến cuối 2020 – năm cuối của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, các chỉ tiêu tài chính đều đạt được những kết quả tích cực. Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Cùng với đó, cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25 – 26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi ngân sách nhà nước (mục tiêu là dưới 64%).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *