Ân sủng là quà tặng từ chính đời sống siêu nhiên của Thiên Chúa; đó là món quà lớn lao Đức Giêsu dành cho chúng ta (Ga 1, 17). Ân sủng làm cho chúng ta thành con cái Thiên Chúa (qua Bí tích Rửa tội). Nó cho chúng ta đức tin, đức cậy và đức mến cần thiết để là bạn hữu của Chúa. Chúng ta không thể làm những điều Chúa muốn mà không có ân sủng. Ơn ích của ân sủng trở nên rõ ràng trong nhiều cách khác nhau. Hãy nhìn vào cuộc đời các thánh (xem 4.16; xem trong khung). Mọi điều tốt các ngài làm là kết quả của ơn Chúa. Thánh Luca nói về Đức Giêsu lúc nhỏ: “Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40). Đây là điều Thiên Chúa muốn cho mọi người.

Đang xem: Câu hỏi 59: Ân sủng là gì,

 # Một thái độ khác

Chúng ta không thể nhận biết Thiên Chúa nếu không có ơn của Ngài giúp. Đó là vì hậu quả của tội lỗi đã phá hủy bản tính tự nhiên của chúng ta (xem 1.4). Nhờ ơn Chúa mắt của chúng ta được mở ra để thấy sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống chúng ta. Thái độ của chúng ta đối với người khác thay đổi khi ta thấy rằng họ là con cái Chúa và vì thế là anh chị em của chúng ta. Thái độ của chúng ta về thế giới cũng thay đổi: nhiều thứ dường như rất quan trọng như tiền bạc, của cải, sự nghiệp và quyền lực không còn quan trọng nữa; trong khi đó những thứ khác như yêu mến Chúa và tha nhân trở nên quan trọng hơn. Đó là kết quả của ơn Chúa. Thánh Phaolô đã viết: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu” (1Cr 1, 4).

# Tương quan của bạn với Thiên Chúa

Điều quan trọng nhất mà ân sủng mang lại là tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Về điều này chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Ngài. Bằng cách nhìn vào thiên nhiên và dùng lý trí chúng ta có thể khám phá ra rằng Thiên Chúa thực sự hiện diện (xem 1.6). Nhưng chỉ bằng lí trí chúng ta không thể đi xa hơn thế. Chỉ qua ơn Chúa chúng ta mới có thể biết Ngài và hình thành tương quan yêu thương với Ngài. Không chỉ các vị thánh lớn mới có thể nhận ơn Chúa. Ngài muốn ban ơn cho mọi người. Nhưng không phải ai cũng mở lòng để đón nhận ơn. Khi chúng ta chỉ chú ý đến chính mình, sống tự phụ và phù phiếm thì chúng ta không dành đủ chỗ và thời gian cho Thiên Chúa và ơn Ngài. Hãy nhớ rằng tự phụ và ích kỉ là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

Xem thêm: Wxhxd Là Gì – Wdh Định Nghĩa: Chiều Rộng Chiều Sâu Chiều Cao

# Ân sủng và tội lỗi

Chúng ta lãnh nhận ơn Chúa cách đặc biệt qua các Bí tích (xem 3.35). Nhờ Bí tích Rửa tội chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa (ơn thánh hóa). Kế đến chúng ta cố gắng tuân theo các điều răn của Chúa qua việc yêu mến Thiên Chúa và tha nhân trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện điều đó chúng ta cũng cần ơn Chúa (ơn cụ thể). Tuy nhiên, ân sủng không thể hoạt động nếu chúng ta cố tình chọn lựa không vâng phục Chúa qua việc phạm tội. Tại sao không? Vì khi chúng ta không vâng phục Thiên Chúa, chúng ta khước từ Ngài và từ chối ơn Ngài. Và điều đó có hại vì không có ơn Chúa, chúng ta không thể sống như những Kitô hữu tốt được! Tội lỗi không chỉ xúc phạm Thiên Chúa và làm tổn thương tha nhân, nhưng còn gây hại cho chính chúng ta bằng cách làm suy yếu khả năng làm việc tốt. Tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và sự nhận lãnh ơn Ngài chỉ có thể được phục hồi bằng cách ăn năn tội mình và lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, ví dụ qua nghi thức thống hối trong Thánh lễ và đặc biệt qua Bí tích Hòa giải. Sự tha thứ của Thiên Chúa đưa chúng ta về tình trạng ân sủng, nghĩa là trở về với mối tương quan với Thiên Chúa (xem 3.38). Vì thế Thánh Phaolô đã kêu gọi: “Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2Cr 5, 20).

Xem thêm:

Bạn có thể cảm nhận ân sủng không?

Trong suốt 20 năm, Thánh Têrêsa Calcutta cảm thấy rằng Thiên Chúa vắng bóng. Trong cầu nguyện mẹ cảm thấy khô khan, trống vắng và cô đơn (xem 3.6). Sau này, mẹ gọi giai đoạn này là “đêm tối”. Mẹ viết: “sự im lặng và sự trống trải quá lớn khiến tôi nhìn mà không thấy, nghe nhưng không nghe được gì.”

Bất chấp sự thử thách khó khăn này, mẹ vẫn có thể làm nhiều việc tốt cho người nghèo. Bằng cách nào? Nhờ ơn Chúa. Mẹ không cảm thấy nó nhưng Thiên Chúa và ơn Ngài chắc chắn đã ở cùng mẹ!

Mẹ đã cảm nghiệm ân sủng này trước đó khi mẹ đầy tràn tình yêu bừng cháy dành cho Đức Giêsu. Nhờ ơn này mà mẹ đã dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa qua việc chăm sóc cho những người nghèo nhất trong số người nghèo và trong họ mẹ đã gặp được Đức Giêsu.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *