Thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.

Đang xem: Thẩm Định là gì, các phương pháp thẩm Định giá tài sản thẩm Định là gì

Thẩm định – Một cụm từ khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động thẩm định. Vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn để giải thích rõ thẩm định là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết.

Thẩm định là gì?

Thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp biên soạn.

Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án, thầm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thẩm định dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật.

Cũng như nhiều thuật ngữ khác không được quy định một cách rõ ràng và cụ thể ở từng điều khoản của văn bản pháp luật. Do đó, để hiểu được Thẩm định là gì? chúng ta cần khai thác nội hàm của nó dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 1998: Thẩm định là việc xem xét để xác định về chất lượng.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp năm 1993 Le petit Larouse có giải thích: Contrôle (Thẩm định) là việc kiểm tra điều tra một cách kỹ lương tính đúng đắn và giá trị của một văn bản.

Theo Từ điển Luật học của Đức do Gerhard Koebler chủ biên giải thích: Thẩm định là sự đánh giá của nhà chuyên môn đối với các dữ kiện để từ đó đưa ra kết luận.

Có thể thấy, chỉ riêng thuật ngữ thẩm định được nhìn nhận, phân tích dưới nhiều phương diện khác nhau, mỗi khái niệm đều có tính đúng đắn của nó. Cách hiểu Thẩm định là gì? của Viện Khoa học pháp lý đưa ra đầy đủ hơn và thể hiện được bản chất cũng như nêu rõ được đối tượng thẩm định cụ thể là cái gì.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Thẩm định trước hết là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá văn bản theo những tiêu chí nhất định. Tính đúng đắng của văn bản có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào loại, tính chất của văn bản.

Xem thêm: Đá Garnet Là Gì ? Công Dụng Và Ý Nghĩa Của Đá Garnet

Ví dụ: Thẩm định dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kỹ thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.

Một trình tự thẩm định thông thường gồm các bước:

+ Tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định;

+ Tổ chức, nghiên cứu thẩm định;

+ Ký, gửi báo cáo thẩm định;

+ Lưu giữ hồ sơ thẩm định.

*

Thẩm định và thẩm tra có phải là một?

Khi đã hiểu được khái niệm Thẩm định là gì? chúng ta có thể thắc mắc vậy thẩm định và thẩm tra có giống nhau không, có đồng nhất không.

Theo cách hiểu thông thường thẩm tra là việc điều tra, tìm hiểu để xem xét lại điều đã kết luận trước đó đúng hay sai, có chính xác hay không.

Còn về mặt pháp lý thẩm tra được hiểu là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Uỷ ban pháp luật hoặc mổ Uỷ ban hữu quan của Quốc hội hay mổ Uỷ ban lâm thời được Quốc hội chỉ định thiến hành trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Cơ quan thẩm tra xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng tính hợp hiến, hợp pháp, đối tượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án.

Đối chiếu với thẩm định thấy rằng nếu như thẩm định là xem xét,đánh giá kết luận về một vấn đề; còn thẩm tra tức là xem xét lại xem vấn đề đó có đúng hay không.

Tóm lại, thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xem xét, đánh giá một văn bản nào đó dựa trên các hình thức, tiêu chí đánh giá cụ thể trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hợp lý để văn bản đó đáp ứng yêu cầu, tiêu chí đã đề ra.

Xem thêm: Bạn Đã Biết Tất Cả Về Thương Hiệu Zara Là Gì ? Cách Mua Hàng Zara Về Việt Nam

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích rõ Thẩm định là gì? và cũng phân biệt rõ thẩm định với thẩm tra cho bạn đọc tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *